Đi ăn bánh canh Hà Lan

Hà Lan, là địa danh của một vùng đất xinh đẹp, trù phú thuộc thị xã Buôn Hồ. Người dân sinh sống ở Hà Lan đa phần là người đến từ miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Cũng bởi thế mà ẩm thực xứ này rất độc đáo khi là sự pha quyện của ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực của miền Trung Bắc bộ.

Món bánh canh có nguồn gốc từ đây, do người dân ở đây nấu, nên cũng từ đó có tên bánh canh Hà Lan.

Bánh canh Hà Lan truyền thống với thịt bằm viên, gà xé sợi, trứng cút, và không thể thiếu hành tước sợiBánh canh Hà Lan truyền thống với thịt bằm viên, gà xé sợi, trứng cút, và không thể thiếu hành tước sợi

Đặc trưng của bánh canh Hà Lan là sợi bánh màu trắng đục, nhỏ. Được biết, gạo để xay bột làm bánh là loại gạo được trồng ở Tây Nguyên, bột sau khi xay thì được nhào kỹ lưỡng với một ít bột mì, làm sao để sợi bánh khi làm ra vừa đủ dẻo, đủ dai và cả đủ mềm.

Nếu như bạn đã từng ăn bánh canh của các nơi khác như bánh canh Trảng Bàng của người Tây Ninh hay bánh canh Nam Phổ của người Huế, bánh canh chả cá của Quy Nhơn, thì khi ăn bánh canh Hà Lan, bạn sẽ nhìn thấy ngay sự khác biệt đầu tiên từ sợi bánh. Kế đến là nước lèo. Nước lèo được hầm từ xương, nấu thật kỹ và mang vị ngọt thanh.

READ  Công thức gà lắc phô mai đơn giản chuẩn ngon tại nhà

Mỗi khi khách đến ăn, chủ quán sẽ đem bánh luộc, một lượng vừa đủ. Bánh được múc vào tô, chan nước dùng và thịt băm viên. Bạn có thể ăn bánh canh truyền thống với xíu mại, trứng cút và gà xé sợi, hoặc ăn bánh canh giò heo hay sườn non.

Tô bánh canh vàng óng ánh, có thêm màu xanh của hành lá, ngò rí trông bắt mắt, hấp dẫn vô cùng.

Rau ăn kèm món này là rau cải xanh non và hành lá tước sợi.

Thêm ớt xắt, ớt bằm và tiêu vào, cho rau sống vào và thưởng thức. Hương vị đầu tiên bạn có thể cảm nhận là vị cay nồng của tiêu, ớt, mùi thơm của hành lá, vị cay nhẹ của rau cải non và vị ngọt thanh của nước dùng.

Nếu đi Đắk Lắk, từ trung tâm là TP Buôn Ma Thuột, bạn đi về hướng quốc lộ 14 đi Gia Lai, về thị xã Buôn Hồ, để thưởng thức bánh canh Hà Lan, quán nằm ở chân đèo Hà Lan.

Hoặc, bạn cũng có thể ăn món nay ở trung tâm TP Buôn Ma Thuột, rất nhiều quán bán, nhưng quán vẫn được người địa phương ăn nhiều nhất là quán tại số 126 Lê Hồng Phong.

Nếu ở TPHCM, bạn có thể thưởng thức bánh canh Hà Lan ở 157 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp. Đây là quán do người Đắk Lắk nấu bán, sợi bánh và một số nguyên liệu được chuyển từ Đắk Lắk xuống. Quán mở bán từ 7g – 21g, giá mỗi tô từ 35.000 – 45.000 đồng.

READ  Mách bạn cách làm lẩu cá tầm nấu mẻ chinh phục các thực khách khó tính

Thu Phong

Related Posts