Nhóm tính cách ENFP nên chọn nghề nghiệp nào?

Hiện nay trên thế giới có khoảng 7% tỉ lệ dân số thuộc nhóm tính cách ENFP. Những người này còn được biết đến dưới cái tên “Người truyền cảm hứng”. Vậy cụ thể các ENFP có tính cách ra sao? Họ phù hợp với những lĩnh vực, ngành nghề thế nào? TopCV sẽ giúp bạn giải đáp những điều trên ở bài viết dưới đây.

Định nghĩa: ENFP là gì?

Trắc nghiệm tính cách MBTI đã phân loại tính cách con người thành 16 nhóm, trong đó có nhóm tính cách ENFP. ENFP là viết tắt của 4 yếu tố đặc trưng của nhóm tính cách này gồm: Extraversion – iNtuition – Feeling – Perception. Trong đó:

  • Extraversion – Hướng ngoại: Các ENFP có xu hướng hướng ngoại. Họ yêu thích việc tiếp xúc và cùng trao đổi, thảo luận mọi thứ với người khác. Họ tràn đầy năng lượng và muốn lan tỏa nó cho những người xung quanh.
  • iNtuition – Trực giác: Những người thuộc nhóm tính cách ENFP thường sử dụng trực giác để phán đoán các vấn đề. Họ tập trung vào tổng thể và các khả năng có thể xảy ra trong tương lai chứ không quan tâm tới các chi tiết nhỏ trong thực tại.
  • Feeling – Cảm xúc: ENFP khá xem trọng cảm xúc. Thay vì xem xét theo logic hay các yếu tố khách quan xung quanh thì họ thích dựa vào tình cảm, tâm trạng, cái nhìn chủ quan để đưa ra quyết định hơn.
  • Perception – Linh hoạt: Nhóm tính cách ENFP không quyết định vấn đề dựa theo các quy định, nguyên tắc cứng nhắc. Thay vào đó họ linh hoạt đánh giá các vấn đề dựa trên hoàn cảnh cụ thể, các yếu tố tác động vào nó.

Nhìn chung, các ENFP là những người luôn tràn đầy năng lượng tích cực, thân thiện, vui vẻ và cởi mở. Họ thích tiếp xúc với người khác, quan sát và dùng trực giác để đánh giá họ. Điều này tạo nên kỹ năng giao tiếp và viết lách tuyệt vời cho những người thuộc nhóm tính cách ENFP.

ENFP là những người luôn tràn đầy năng lượng tích cực, thân thiện, vui vẻ và cởi mở
ENFP là những người luôn tràn đầy năng lượng tích cực, thân thiện, vui vẻ và cởi mở

Các ENFP thích tìm hiểu, sáng tạo và tưởng tượng mọi thứ xung quanh. Với họ, mọi thứ đều có thể xảy ra, kể cả là những điều phi thực tế trong mắt người khác. Cũng vì tính cách này dẫn tới việc các ENFP không chắc chắn khi đưa ra các quyết định. Họ có thể thay đổi các lựa chọn nếu cảm thấy thích thú hoặc phù hợp với thời điểm đó.

Những người thuộc nhóm tính cách ENFP luôn hướng tới tương lai, và họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ và nói về các mục tiêu, lý tưởng của mình. Tuy nhiên họ không lên kế hoạch hay bất cứ lịch trình nào để xây dựng các mục tiêu đó. Với ENFP, mỗi thời điểm sẽ đưa ra các quyết định khác nhau, việc đưa ra lựa chọn ở thời điểm hiện tại là không thích hợp.

Khám phá tính cách ngay

ENFP phù hợp với nghề nghiệp nào?

Từ những phân tích trên, có thể thấy đặt ENFP vào môi trường tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình. Với tính cách thân thiện, năng động sáng tạo, họ thích môi trường được tự do sáng tạo hơn là ở một văn phòng nghiêm túc.

Các ENFP rất tài năng, rất sáng tạo. Tuy nhiên cần cho họ đủ sự tự do để phát huy hết những năng lực tiềm ẩn ấy. Những nghề nghiệp phù hợp với ENFP sẽ phải là công việc thay đổi từng ngày, từng giờ với những cơ hội và thách thức mới mẻ. Điều này giúp họ luôn cảm thấy kích thích và sáng tạo không ngừng nghỉ.

READ  Khám Phá Bí Ẩn của Tuổi Ất Dậu 2005 với Màu Sắc và Tuổi Thành Viên Hòa Mình

Ngược lại nếu đặt người thuộc nhóm tính cách này vào những công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, không có tính khiêu chiến thì họ sẽ rất chán nản. ENFP không phải là kiểu người phục tùng, mong muốn sự an toàn trong cuộc sống. Họ muốn được thể hiện bản thân theo con đường của riêng mình.

Môi trường tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp ENFP phát huy tối đa khả năng của mình
Môi trường tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp ENFP phát huy tối đa khả năng của mình

Sau đây là một số nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ENFP mà bạn có thể tham khảo:

Nhà báo/Phóng viên

Các ENFP có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, cả bằng văn bản và bằng lời nói, đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp họ thành công trong vai trò nhà báo hoặc phóng viên. Họ có thể nắm bắt những biến hóa cảm xúc của người đối diện, từ đó kết nối, thu thập thông tin và phỏng vấn một cách hiệu quả. Đây cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết mà các nhà báo, phóng viên luôn phải trau dồi

Hơn hết, các ENFP thường rất tò mò về mọi thứ diễn ra xung quanh. Họ muốn khám phá, hiểu biết và chia sẻ thông tin. Yếu tố này phù hợp với nghề nhà báo, nơi việc tìm hiểu sự thật và đưa tin luôn được xem là vấn đề trọng tâm.

Đặc biệt, những “Người truyền cảm hứng” cũng rất có khả năng trong việc tìm ra những góc nhìn thú vị và mới mẻ trong mỗi câu chuyện. Điều này sẽ giúp họ tạo ra những bài viết hoặc bản tin hấp dẫn, qua đó truyền cảm hứng hoặc mang lại những nguồn năng lượng tích cực cho mọi người.

Những ENFP khi trở thành nhà báo/phóng viên cũng sẽ phát huy được tính linh hoạt và sự sáng tạo của bản thân, để tìm ra những góc độ và phương pháp tiếp cận mới mẻ cho mỗi câu chuyện, bài viết mà mình thực hiện.

Trên thế giới đã có nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFP thành công trong vai trò là nhà báo, đơn cử như hai cái tên tiêu biểu sau đây:

  • Hunter S. Thompson: Là nhà báo người Mỹ, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Fear and Loathing in Las Vegas”. Ngoài ra ông còn là người sáng lập phong trào báo chí Gonzo.
  • Mark Twain: Là nhà báo, nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ. Ông được nhắc đến nhiều nhất với danh xưng là “Cha đẻ của nền văn học Mỹ”. Kho tàng văn học của Mark Twain là các tác phẩm tiêu biểu châm biếm như: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Hoàng tử và chú bé nghèo khổ hay Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, v.vv..

Chuyên viên tư vấn

Sự nhiệt tình và đồng cảm sẽ là những yếu tố giúp những ENFP thành công trong vai trò là những chuyên viên tư vấn. Các ENFP rất giỏi nắm bắt cảm xúc cho dù là nhỏ nhất của người đối diện, từ đó giúp họ hiểu được người khác đang có những mối bận tâm gì, cần gì.

Ngoài ra, người thuộc nhóm tính cách ENFP cũng luôn muốn chia sẻ với người xung quanh về những điều họ thấy thú vị, thu hút trí tưởng tượng và truyền cảm hứng cho họ. Đổi lại, họ cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác về những chia sẻ ấy. Phẩm chất này sẽ thực sự giúp ích để họ phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc tư vấn.

READ  Kiến làm tổ trên mộ có điềm báo gì? hên hay xui? đánh số con gì?

Các ENFP có khả năng giao tiếp mạnh mẽ – một trong những yếu tố luôn được đánh giá cao trong công việc tư vấn. Họ kết nối nhanh chóng và sâu sắc với người khác, đồng thời có thể lắng nghe và thấu hiểu những mối lo ngại hay vấn đề mà người cần tư vấn đang gặp phải, từ đó đưa ra những ý kiến phù hợp nhất.

Đặc biệt, các ENFP có trực giác rất tốt, một khi thế mạnh này kết hợp với sự lý trí và khả năng tư duy logic sẽ giúp họ tập trung vào các mục tiêu chính. Qua đó, giúp họ đánh giá và thu thập thông tin phù hợp nhằm lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra. Trong vai trò tư vấn, các yếu tố này có thể giúp họ nhận ra những điều mà khách hàng không nói ra hoặc khó khăn trong việc diễn đạt, từ đó mang đến những cuộc trò chuyện tích cực và thú vị, kể với những người khó gần nhất.

Chuyên viên tư vấn là công việc giúp ENFP phát huy thế mạnh về kỹ năng giao tiếp

>>> Bạn đang tìm việc làm chuyên viên tư vấn, apply ngay trên TopCV

Tìm việc làm chuyên viên tư vấn

Luật sư

Nếu bạn đang tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp với ENFP thì Luật sư là cái tên mà bạn có thể cân nhắc. Sẽ không quá khi nói công việc của một Luật sư sẽ giúp những “Người truyền cảm hứng” có thể phát huy tối đa thế mạnh về khả năng giao tiếp của mình. Bằng kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ các ENFP sẽ kết nối nhanh chóng với người xung quanh, để đưa ra những ý kiến phản bác có logic và chặt chẽ cho vấn đề mà mình đang theo đuổi.

Ngoài ra, ENFP cũng rất giỏi nắm bắt những biến hóa cảm xúc của người đối diện, dù là nhỏ nhất. Tận dụng điều này trong việc thực hiện các công việc của một Luật sư sẽ giúp những “Người truyền cảm hứng” hiểu được người khác đang có những mối bận tâm gì, cần gì, v.v..

Giáo viên

Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi đề xuất nghề nghiệp Giáo viên khi nói về chủ đề ENFP hợp nghề gì. Điều này xuất phát từ đặc điểm tính cách mà các ENFP đang sở hữu đó là kỹ năng xã hội tuyệt vời và nhận thức đáng kinh ngạc – hai yếu tố được đánh giá cao trong môi trường giáo dục. Loại tính cách này rất vượt trội khi nói đến sự kết nối mọi người.

Hơn nữa, các ENFP có một khả năng độc đáo để giao tiếp với những người khác trên mức độ của riêng họ, điều này cho phép họ tạo ra các mối quan hệ mạnh mẽ với học sinh trong vai trò là những người giáo viên. Môi trường giáo dục sẽ giúp ENFP phát huy được điểm mạnh về sự tương tác và kỹ năng xã hội rất tốt của mình. Đặc biệt, với một nhân cách tốt bụng, thân hiện, hòa đồng cùng một trái tim ấm áp, các ENFP sẽ không ngừng kết nối học sinh lại với nhau, từ đó xây dựng một tệp vững mạnh.

Các ENFP có thể phát triển nghề nghiệp trong vai trò giáo viên

>>> Tìm kiếm việc làm giáo viên dễ dàng trên TopCV:

READ  Ý nghĩa các con số từ 1 đến 100

Tìm việc làm Giáo viên

Bác sĩ tâm lý

Những “Người truyền cảm hứng” rất nhạy cảm với cảm xúc và nhu cầu của mọi người, bởi vậy những công việc liên quan tới giúp đỡ người khác như Bác sĩ tâm lý sẽ giúp họ phát huy hết tiềm năng của bản thân. Ngoài ra, khả năng đồng cảm mạnh mẽ của ENFP cũng giúp họ hiểu và mong muốn được giúp đỡ người khác, điều này là rất cần thiết cho nghề bác sĩ tâm lý.

Các ENFP cũng nhạy bén và quan tâm đến cảm xúc của mình và của người khác. Nhờ việc nắm bắt tốt cảm xúc của người đối diện, họ sẽ phát hiện và hiểu biết sâu sắc về những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân đang trải qua, từ đó đưa ra lời khuyên và sự quan tâm chăm sóc phù hợp.

Hơn hết, tính cách của một người quảng giao, chủ động chia sẻ và lắng nghe ý kiến của những người xung quanh sẽ giúp cho ENFP tạo ra những cuộc trò chuyện, tư vấn tâm lý đầy năng lượng tích cực và thú vị, kể cả với những người khó gần nhất.

Ngoài các nghề nghiệp cụ thể kể trên, nhóm tính cách ENFP cũng có thể lựa chọn các công việc như:

  • Nghệ thuật, giải trí (Ca sĩ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, Nhà văn, Diễn viên, Nhiếp ảnh gia);
  • Thiết kế (Kiến trúc sư, Designer, Thiết kế đồ họa);
  • Kinh doanh (Marketing, Doanh nhân, Quản lý bán hàng, Sale Admin);
  • Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Bảo mẫu, PT thể hình);
  • Phương tiện – truyền thông (Đại diện thương hiệu, Chuyên viên PR, Biên tập viên, Người sáng tạo nội dung, Nhà báo);
  • Khoa học (Chuyên gia tâm lý học, Chuyên gia xã hội học);
  • Giáo dục (Giảng viên, giáo viên, Tư vấn học đường);
  • Nhân sự, hành chính;
  • Dịch vụ cộng đồng (Tư vấn sức khỏe, Tư vấn tâm lý trẻ nhỏ, Tư vấn hôn nhân gia đình);
  • Công nghệ thông tin (Lập trình viên, Chuyên gia phát triển phần mềm), v.vv..

Đây chỉ là những lĩnh vực giúp nhóm tính cách ENFP có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Tuy nhiên không nhất thiết các ENFP phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở những ngành này. Nếu cảm thấy hứng thú và yêu thích một công việc gì, đừng ngần ngại thử nó. Chỉ cần phát huy tốt những ưu điểm và nhược điểm của bản thân, chắc chắn bạn sẽ tiến xa trong công việc.

Trên thế giới đã có nhiều người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFP, tiêu biểu như:

  • Robin Williams (Diễn viên, Nghệ sĩ hài)
  • Tom Brady (Tiền vệ bóng đá)
  • Robert Downey (Diễn viên)
  • Will Smith (Diễn viên, Rapper)
  • Bill Cosby (Diễn viên hài độc thoại)
  • Walt Disney (Doanh nhân, Nhà sản xuất phim)
  • Julian Assange (Lập trình viên, Người sáng lập WikiLeaks), v.vv..

Tìm việc ngay

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về nhóm tính cách ENFP cũng như nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách này. Việc hiểu rõ hơn về tính cách sẽ giúp bạn có những lựa chọn nghề nghiệp và hướng phát triển đúng đắn trong tương lai. Đừng quên sử dụng TopCV – Nền tảng tuyển dụng hàng đầu với hàng loạt cơ hội tuyển dụng việc làm hấp dẫn nhất hiện nay.

>>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc hàng đầu:

Tạo CV ngay

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Related Posts